Tuổi thọ của trâu là bao nhiêu?
Nhân dịp năm mới năm Tân Sửu, Vô Vàn Kiến Thức xin được chia sẻ một vài thông tin hữu ích về con trâu. Từ đó biết được các loại trâu và tuổi thọ của trâu. Con trâu từ ngày xưa đã được ví là việc quan trọng nhất trong ba công việc của đời người. “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà” – Trong cuộc sống dân Việt ngày xưa, con trâu mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Thời đại ngày nay, với xu hướng đô thị hóa, các công việc của trâu được thay thế bằng máy móc hoặc không phải làm đến, do đó con trâu dần trở nên xa lạ đối với hầu như toàn bộ lớp người trẻ tuổi. Đa phần trẻ em chỉ biết đến trâu qua tivi và báo đài chứ không được gặp thực tế ngoài đời. Chính vì vậy các đặc điểm của con trâu, tuổi thọ của trâu dần dâng bị quên lãng. Vì lẽ đó, hôm nay Vô Vàn Kiến Thức sẽ giải đáp câu hỏi: tuổi thọ của trâu là bao nhiêu? Và nêu lên các đặc điểm của trâu.
>> Xem thêm: Bí quyết làm giàu nhanh – Làm giàu không khó
Bật mí bí mật của sdfsdf là gì, tại sao sdfsdf lại được tìm kiếm nhiều như thế
Mục lục
Các loại trâu từng tồn tại trên thế giới
Trước hết, trâu là loài động vật nhai lại thức ăn, có vú, có sừng, có móng đặc. Trâu được thuần hóa ở I-rắc và Ấn Độ từ 4.000 năm trước. Ở Việt Nam người ta phân biệt trâu qua màu sắc: trâu đen và trâu trắng.
Trên thế giới trâu lại được phân thành 2 loại sau:
Trâu đầm: là loài trâu kéo cày, kéo xe ở miền Nam Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Trâu đầm lầy không cho sữa.
Trâu sông: loài trâu nuôi ở Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á dùng để lấy thịt, sữa, để lấy sức kéo, sữa của loại trâu này uống được và rất bổ.
Còn một cách phân biệt khác, phân trâu thành nhóm trâu rừng Châu phi và nhóm trâu Châu á. Trong đó, nhóm trâu Châu Á chiếm tới 95% tổng số trâu trên toàn thế giới. Khoảng một nửa trong số này sống ở Ấn Độ. Còn trâu rừng Châu Phi chiếm số ít còn lại, đi kèm với đặc điểm thân hình đồ sộ, và có tuổi thọ cao hơn.
Trâu Việt Nam, điển hình của trâu Châu Á
>>> Xem thêm Tuổi thọ của thỏ kiểng
Tuổi thọ của trâu là bao nhiêu?
Tùy vào điều kiện nuôi nhốt và tình hình dịch bệnh, trâu nuôi thường có tuổi thọ trên dưới 20 năm. Nếu có điều kiện chăm sóc tốt và không bị bệnh dịch chúng hoàn toàn có thể sống lâu hơn.
Riêng trâu rừng châu phi, tuổi thọ có thể lên đến 30 năm.
Con trâu trong cuộc sống hiện đại
Ngày xưa khi chưa cơ giới hóa, con trâu là toàn bộ sản nghiệp của người nông dân, là tài sản lớn và đồng thời là công cụ cày ruộng. Cùng với đó, phân trâu bò còn có thể ủ đem bón, cực kỳ tốt cho cây trồng. Với hoạt động nông nghiệp thời đó, con trâu là tài sản không thể thiếu của bất kỳ một ngôi làng nào.
Ngày nay mặc dù con trâu đã dần rời xa cuộc sống hiện đại, nhưng những bài học đút rút từ hình tượng con trâu va. Hình tượng con trâu dạy chúng ta 3 bài học: sẵn sàng phục sự mọi người, luôn đi tiên phong vỡ đất và không quản ngại vật lộn với khó khăn.
Bảo vệ môi trường sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của trâu và các loài động vật khác
Tại sao lại vậy? Bởi vì môi trường sống cung cấp các điều kiện cần và đủ để động vật duy trì sự sống.
Con người phát triển các ngành công nghiệp nặng. Lượng các chất ô nhiễm xả ra ngoài môi trường ngày càng tăng cao. Tạo ra các tác động xấu đến môi trường sống của các loài động vật. Trái đất nóng lên. Phát thải nhiều khí nhà kính. Hành động phá rừng ồ ạt. Xả rác thải làm ô nhiễm đại dương. Đó đều là những hành động đều làm tổn hại đến môi trường. Vậy nên rất cần nhiều những hành động nhì vì môi trường. Từ đó giúp tuổi thọ của các loài được tăng lên.
Trên đây là những hiểu biết của Vô Vàn Kiến Thức về con trâu của năm mới Tân Sửu. Xin chào và hẹn gặp lại quý bạn đọc.
Vô Vàn Kiến Thức sẽ mãi là nơi tập hợp những kiến thức thú vị của cuộc sống. Hãy cùng VVKT xây dựng một kho tàng kiến thức bổ ích nào. Các kiến thức mới xin gửi về email: vovankienthuc@gmail.com. Chân thành cảm ơn!