Phương pháp thai giáo cho bé theo từng tháng tuổi
Phương pháp thai giáo cho bé theo từng tháng tuổi là vấn đề mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi các cha mẹ đều biết nền tảng trí tuệ và tinh thần của bé được xây dựng và phát triển từ rất sớm; không phải từ cấp trung học hay tiểu học mà từ trước cả lúc chào đời – tức là ngay khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ.
Từ khi còn là thai nhi, trẻ đã có những khả năng kỳ diệu. Kinh nghiệm dân gian và cả khoa học hiện đại đều công nhận điều này. Từ đó hình thành một phương pháp độc đáo nhằm tăng cường năng lực đặc biệt cho trẻ: Thai giáo.
Các nhà khoa học đã khẳng định rằng Thai giáo là một phương pháp hết sức hữu hiệu để tối ưu hóa khả năng tư duy của trẻ, phát triển trí não, ổn định tâm sinh lý… tạo cơ sở để tiếp tục quá trình giáo dục sau khi trẻ ra đời.
Vậy hãy cùng Vô Vàn Kiến thức tìm hiểu về phương pháp thai giáo cho bé theo từng tháng tuổi nhé bố mẹ!
Mục lục
1. Thai giáo là gì?
Thai giáo hiểu đơn giản nghĩa là nuôi dạy con ngay từ khi còn là bào thai. Đây là một quá trình giáo dục với các biện pháp tổng hợp nhằm kích thích sự phát triển về cả thể lực lẫn trí tuệ cho con khi còn nằm trong bụng mẹ.
Đi sinh thì cần chuẩn bị những đồ gì? Chuẩn bị theo danh sách đồ mang đi sinh ở viện này Mom nhé
2. Các phương pháp thai giáo cho bé theo từng tháng tuổi
Có rất nhiều phương pháp thai giáo: thai giáo bằng âm nhạc, thai giáo bằng ngôn ngữ, thai giáo bằng cách xoa bóp, bằng chế độ ăn uống, thai giáo bằng cách tạo môi trường tốt…. Nhưng tổng hợp lại, có thể phân ra 2 phương pháp thai giáo được nhiều phụ huynh áp dụng và đem lại hiệu quả cao. Đó là:
2.1 Phương pháp thai giáo cho bé theo từng tháng tuổi trực tiếp
Đây là phương pháp tiến hành các biện pháp giáo dục sớm cho thai nhi. Khi đó, bố mẹ tác động lên thai nhi thông qua các bài tập 5 giác quan của cả mẹ và bé.
Phương pháp thai giáo trực tiếp giúp thai nhi vui vẻ, hưng phấn qua đó kích thích sự phát triển tinh thần của thai nhi.
2.2 Phương pháp thai giáo cho bé theo từng tháng tuổi gián tiếp
Đây là phương pháp sử dụng các biện pháp chăm sóc trực tiếp cơ thể người mẹ khi mang thai. Sự chăm sóc này bao gồm cả về mặt dinh dưỡng và tinh thần, tránh những kích thích không tốt cho em bé. Việc bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn cho mẹ bầu là một phương pháp thai giáo gián tiếp.
Phương pháp này giúp thai nhi tiếp nhận được mọi hành động, suy nghĩ, cảm xúc của mẹ bầu.
2. Lợi ích của thai giáo cho bé theo từng tháng tuổi
Tốt đẹp cho con
Gắn bó gia đình
Tu dưỡng chính mình
Lợi nhà, ích nước
Nhà giáo Nguyễn Viết Hùng đã đúc kết 4 lợi ích của Thai giáo thành 1 bài thơ như trên. Thời kỳ trong bụng mẹ quan trọng gấp nhiều lần sau khi sinh, là thời gian vàng để mẹ giúp con nên người tốt đẹp sau này.
Cụ thể hơn, phương pháp thai giáo được bố mẹ áp dụng vì mang đến nhiều tác dụng cho cả mẹ và bé như:
- Tạo ra một môi trường trong và ngoài cơ thể mẹ tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.
- Phát triển ngôn ngữ ở trẻ
- Thai giáo nhằm kích thích sự phát triển các tiềm năng về thể lực và trí tuệ của thai nhi; tăng chỉ số IQ nhờ có bố mẹ giúp phát triển nhận thức sớm.
- Trẻ phản xạ tốt hơn
- Thai giáo làm tăng chỉ số cảm xúc ở trẻ, giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt sau này
- Giảm nguy cơ trầm cảm ở mẹ bầu.
- Tạo mối liên kết tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi
- Trang bị những kiến thức trong việc nuôi và dạy thai nhi; làm cơ sở khai mở và tạo tiền đề cho giáo dục trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Như vậy, áp dụng thai giáo mang đến cho thai nhi những ảnh hưởng có lợi; thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh về thể chất và tinh thần của thai nhi; để thai nhi có sự phát triển toàn diện và đầy đủ.
3. Thời điểm thực hiện thai giáo cho bé theo từng tháng tuổi
Không có mốc thời gian cố định để bố mẹ thực hiện quá trình thai giáo. Bố mẹ sẽ dựa vào các cột mốc về: khứu giác, thính giác, xúc giác, vị giác và thị giác ở từng em bé để lựa chọn phương pháp thai giáo phù hợp.
4. Thai giáo được thực hiện như nào?
4.1 Xúc giác
Thai giáo bằng xúc giác là phương pháp được thực hiện sớm nhất. Bố mẹ có thể áp dụng ngay từ tháng thứ 2 của thai kỳ. Thời điểm này, trẻ đã có thể cảm nhận được những kích thích về xúc giác.
Bố mẹ nên bắt đầu các hoạt động kích thích xúc giác của trẻ như: vuốt ve, massage nhẹ nhàng âu yếm lên các cơ quan cảm nhận xúc giác của thai nhi để bé cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ. Từ đó các tế bào não cũng hoạt động tốt hơn; phản ứng của bé với các tác động từ bên ngoài cũng trở nên lanh lẹ hơn. Phương pháp này giúp các tế bào não thai nhi phát triển tốt hơn; bé cảm nhận được sự yêu thương của bố mẹ; làm tăng cường khả năng phản ứng của bé.
Massage chính là cách phổ biến nhất để mẹ thực hành thai giáo bằng xúc giác. Tuy vậy, bố mẹ đặc biệt lưu ý quá trình massage cần phải có kỹ thuật chứ không phải dùng tay xoa lên bụng nhiều lần. Sai lầm của phương pháp này sẽ gây hại cho cả mẹ bầu và thai nhi như: Dẫn đến những cơn co thắt tử cung dọa sinh non hoặc sẩy thai.
Phương pháp thai giáo cho bé theo từng tháng tuổi qua xúc giác như sau:
Mỗi ngày nên tiến hành massage bụng mẹ bầu tối đa 5 phút trong 3 tháng đầu thai kỳ; 10 phút trong giai đoạn cuối thai kỳ. Nên thực hiện vào thời điểm cố định trong ngày, lý tưởng nhất là 9h tối để không ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của bé.
Trẻ thường nằm cố định trong giai đoạn đầu thai kỳ nên mẹ có thể nhận biết được đầu và chân của bé. Giai đoạn này nên massage theo hướng vòng tròn để tránh sự dịch chuyển của thai nhi.
Mẹ bầu chỉ nên massage nhẹ nhàng. Không được mạnh tay hoặc dồn dập tránh gây tổn thương cho thai nhi.
Nếu thai nhi đã được 29 tuần tuổi, mẹ nên hạn chế vuốt bụng bầu để tránh hoạt động kích thích co thắt tử cung; dễ dẫn đến nguy cơ sinh non.
Trường hợp mẹ thường có những cơn co thắt tử cung trong 2 kỳ tam cá nguyệt cuối; hoặc mẹ có tiền sử xuất huyết trước sinh, sẩy thai hay động thai… cũng không nên dùng phương pháp massage trong thai kỳ.
4.2 Thính giác
Thời gian thích hợp nhất để bố mẹ áp dụng thai giáo qua thính giác cho bé là vào tuần thứ 24-25 của thai kỳ. Vì tại thời điểm này hệ thống truyền âm thanh của tai bé mới bắt đầu hoàn chỉnh.
“Nói chuyện với mẹ bầu nhớ nhỏ nhẹ” hoặc “nói điều hay thôi vì em bé nghe thấy hết”… điều tưởng chừng là lời nói đùa lại chính là sự thật. Vì em bé có thể nghe thấy mọi âm thanh ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ!
Phương pháp thai giáo cho bé theo từng tháng tuổi qua thính giác như sau:
Bố mẹ có thể thai giáo cho bé thông qua thính giác bằng cách kể truyện, nói chuyện, cho bé nghe nhạc cổ điển, câu hò, bài hát, tương tác bằng các câu hỏi…
- Nghe nhạc với những bản nhạc nhẹ nhàng, tiết tấu chậm. Âm nhạc đóng vai trò quan trọng để tác động đến trí thông minh của trẻ nhỏ; tăng sự gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi.
- Thường xuyên trò chuyện với thai nhi giúp hệ thần kinh của bé nhạy cảm hơn với ngôn ngữ. Bố mẹ có thể xen kẽ giữa việc trò chuyện và đọc những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích có nội dung trong sáng, nhẹ nhàng để thai nhi được phát triển toàn diện.
- Khuyến khích bố nói chuyện với thai nhi. Em bé thực sự có thể nhận ra giọng người bố của mình ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Âm thanh được phát ra gần bụng bầu sẽ giúp phát triển thính giác cho bé. Các mẹ nên cho bé nghe nhạc bằng tai nghe, điện thoại, tivi…. Mặc dù cho thai nhi nghe nhạc là hình thức tốt cho phát triển trí não và tinh thần ở trẻ nhưng mẹ vẫn nên chú ý không để thai nhi nghe nhạc quá nhiều. Số lần và thời gian hợp lý cho thai nhi nghe nhạc vào khoảng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 20 phút. Lưu ý nhỏ là mẹ bầu để xa thiết bị điện tử khỏi bụng; hạn chế đến những nơi có âm thanh mạnh, chói tai, cường độ mạnh.
4.3 Vị giác
Nằm trong danh sách những giác quan phát triển sớm nhất; vị giác của thai nhi hình thành và phát triển từ tuần thứ 13 của thai kỳ. Đến tháng thứ 4 thai kỳ thì cơ quan cảm thụ vị giác trên đầu lưỡi của thai nhi hình thành hoàn toàn, bé có sự phân biệt và sở thích về các vị rõ rệt.
Vị giác là công cụ giúp thai nhi cảm thụ sự kích thích từ bên ngoài. Những gì thai phụ ăn uống đều sẽ đi vào trong tử cung và thai nhi đều cảm nhận được mùi vị khác nhau của các thức ăn. Do vậy nếu muốn thai giáo vị giác cho thai nhi; từ lúc này mẹ cần lựa chọn những thức ăn bổ dưỡng cho cả mẹ và bé nhằm kích thích vị giác ở trẻ. Mẹ cần ăn những thức ăn ngon, hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, uống nước trái cây, sinh tố. Mùi vị mẹ sử dụng hôm nay sẽ quyết định phần lớn đến sở thích về vị giác của bé sau này.
4.4 Thị giác
Thị giác của bé hình thành muộn hơn so với các cơ quan khác. Nên quá trình phát triển thị giác cho thai nhi cũng sẽ muộn hơn. Bé phát triển thị giác từ tuần 26 của thai kỳ; vào tuần thứ 33 của thai kỳ, con ngươi của bé đã có thể co, giãn khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc nhìn thấy những hình ảnh lờ mờ. Bố mẹ nên lựa chọn thai giáo bằng thị giác ở tháng thứ 6 để đem lại hiệu quả.
Thai giáo thị giác đúng cách có thể giúp kích thích thị giác của bé, là tiền đề vững chắc để bé có đôi mắt khỏe mạnh khi chào đời. Dưới đây là hình thức thai giáo ánh sáng đơn giản mẹ có thể thử thực hiện tại nhà.
4.1 Cách 1: Dùng đèn pin
Bố mẹ có thể dùng ánh sáng của đèn pin để thực hiện.
- Mẹ chọn chỗ ngồi thoải mái; sau đó sử dụng đèn pin có ánh sáng dịu nhẹ chiếu trực tiếp qua lớp giấy nilon màu vào thành bụng trong vài giây rồi tắt đi.
- Tiếp tục di chuyển đèn pin dọc theo bụng với tốc độ thật chậm rãi; chờ xem phản ứng của bé.
- Thời gian thực hiện 5 phút hoặc di chuyển 3 vòng dừng lại.
- Trong khi chiếu đèn, mẹ bầu nên trò chuyện âu yếm với bé để tạo sự âu yếm, thân quen. Đồng thời tạo cho bé cảm nhận được tình mẫu tử.
Hành động này có thể kéo dài 5 phút. Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất cho bé. Quá trình này không nên thực hiện quá thường xuyên và kéo dài. Bởi có thể gây tổn hại cho các tế bào mắt non nớt của thai nhi.
4.2 Cách 2: Tắm nắng
Ngoài ra, tắm nắng cũng là một cách rất hữu dụng để phát triển thị giác cho trẻ.
Vào mùa xuân và mùa thu, mẹ bầu có thể tắm nắng từ 7h sáng đến 9h sáng hoặc từ 16h đến 18h chiều. Mùa hè thì mẹ bầu nên tắm nắng vào khoảng 6h sáng đến 7h30 sáng.
Khi phơi nắng mẹ cần mặc áo khoác mỏng, đội mũi rộng vành; và đừng quên bôi kem chống nắng lên người.
Sau khi phơi nắng, mẹ bầu cần lau khô mồ hôi và bổ sung nước cho cơ thể.
4.5 Khứu giác
Từ tháng thứ 2, mũi của thai nhi đã bắt đầu hình thành. Đến tháng thứ 7, khứu giác của bé mới hoàn thiện và phản ứng với mùi thông qua nước ối của mẹ. Những kinh nghiệm về mùi vị mà thai nhi nhận được trong bụng mẹ sẽ quyết định bé thích mùi vị nào khi lớn lên. Để phát triển khứu giác cho bé, mẹ bầu nên ngửi những hương thơm mà mình thích. Nên ưu tiên những mùi hương chiết xuất từ thiên nhiên như hoa quả, cây cỏ và mùi của những loại thức ăn ưa thích.
Ngoài ra, mẹ có thể thử một số loại tinh dầu thiên nhiên tốt cho cả mẹ và bé như:
- Tinh dầu bưởi: Có tác dụng lợi tiểu, chống trầm cảm.
- Tinh dầu oải hương: Có tác dụng giảm stress, thư giãn tinh thần, cải thiện mất ngủ.
- Tinh dầu khuynh diệp: Có tác dụng tăng cường hệ hô hấp, chống sung huyết, chống viêm.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về phương pháp thai giáo cho bé theo từng tháng tuổi. Hy vọng bài viết của chúng tôi hữu ích đối với bạn!
Hãy tải thêm tài liệu Thai giáo – Dạy con từ trong bụng mẹ