Kinh nghiệm khi đi buôn hoa quả từ A – Z đảm bảo thành công
Nếu bạn đang có ý định kinh doanh hoa quả thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Vô Vàn Kiến Thức sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm khi đi buôn hoa quả chi tiết từ A-Z.
Mục lục
- 1 1. Lập kế hoạch cụ thể
- 2 2. Kinh nghiệm khi đi buôn hoa quả: Quản lý vốn
- 3 3. Nghiên cứu thị trường buôn bán hoa quả
- 4 4. Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng
- 5 Kinh nghiệm khi đi buôn hoa quả: Đưa ra mức giá bán hợp lý
- 6 Kinh nghiệm khi đi buôn hoa quả: Bảo quản trái cây thật tốt
- 7 Kinh nghiệm khi đi buôn hoa quả: Tiếp thị phù hợp
- 8 Kết hợp với kinh doanh online
- 9 Chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo
1. Lập kế hoạch cụ thể
Trước khi chi tiền để nhập hàng, bạn hãy viết ra một kế hoạch kinh doanh trái cây chi tiết. Kế hoạch này cần giải thích đầy đủ cách thức hoạt động kinh doanh của bạn; đồng thời liệt kê tất cả các khoản chi tiêu và dự kiến các nguồn thu nhập.
Bản kế hoạch phải trả lời cho câu hỏi “ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao, như thế nào và bao nhiêu”.
Một kế hoạch kinh doanh như vậy sẽ chỉ ra điểm yếu hoặc lỗ hổng nào cần được giải quyết trước khi bạn bỏ tiền đầu tư.
2. Kinh nghiệm khi đi buôn hoa quả: Quản lý vốn
Tùy thuộc vào tình hình tài chính, mô hình kinh doanh mà số vốn cũng có sự khác biết nhất định.
Nếu mở cửa hàng trái cây vừa và nhỏ, bạn cần phải bỏ ra một số vốn khoảng từ 40 – 60 triệu đồng. Số tiền này dùng để chi trả cho những khoản như: thuê mặt bằng, nhập hàng, thuê nhân viên, tủ mát, kệ trưng bày, maketing… và một khoản chi phí dự phòng.
Nếu vốn ít, bạn có thể nghĩ đến việc bán hàng rong, bán tại chợ dân sinh; kinh doanh các xe trái cây nhỏ; buôn bán tại các trục đường lớn; hoặc đi sâu vào các ngõ ngách để kinh doanh cũng rất hiệu quả.
3. Nghiên cứu thị trường buôn bán hoa quả
Buôn bán hoa quả cần nghiên cứu những gì?
Người mua: phải xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai? Nhu cầu của họ như thế nào? Thu nhập ra sao? Từ đó tập trung vào những sản phẩm mục tiêu và xây dựng mức giá bán hợp lý.
Đối thủ cạnh tranh: khi mở cửa hàng, bạn cần xác định được địa điểm xung quanh mình có nhiều người bán cùng sản phẩm với mình hay không? các sản phẩm bán chạy của họ là gì… để từ đó đưa ra hướng kinh doanh đúng đắn để tránh sự cạnh tranh.
4. Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng
Hiện nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm về giá cả mà ngày càng quan tâm đến chất lượng. Nhất là các mặt hàng ăn uống như hoa quả. Vì thế, bạn nên tìm nguồn hàng chất lượng, tươi ngon và có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Có như vậy mới lấy được lòng tin của khách hàng.
Bạn có thể đến tận vườn trái cây để thu mua trực tiếp từ người nông dân trong khu vực địa phương của bạn. Bạn hãy xây dựng mối quan hệ thân thiết và đến kiểm tra trực tiếp sản phẩm của họ. Hoặc nếu không, bạn có thể đến các chợ đầu mối, các đại lý bán buôn để nhập hàng. Bạn nên tham khảo những địa chỉ uy tín, lâu năm và đã có thương hiệu trên thị trường.
Với các loại trái cây nhập khẩu, cần phải có đủ giấy tờ, tem mác rõ ràng và tươi mới.
Một kinh nghiệm nữa là, lúc đầu, hãy cố gắng tập trung vào một hoặc hai loại trái cây thôi. Điều đó khiến bạn có thể trở thành một chuyên gia trong thị trường về những loại trái cây đó. Hãy suy nghĩ xem bạn muốn chuyên về sản phẩm hữu cơ, sản phẩm nhiệt đới trồng trong nhà kính hay các loại trái cây khác có tính độc đáo so với thị trường.
Kinh nghiệm khi đi buôn hoa quả: Đưa ra mức giá bán hợp lý
Để có thể cạnh tranh được với các đối thủ, ngoài chất lượng thì bạn cũng nên quan tâm đến giá thành các sản phẩm. Đừng vì chút lợi nhuận ban đầu mà đưa ra mức giá quá cao để rôi vô hình chung làm mất đi khách hàng của mình.
Mức giá bạn đưa ra phải thật hợp lý, nhiều khi chỉ cần chênh lệch vài ngàn cũng là yếu tố giúp cửa hàng của bạn thu hút khách hàng hơn nhé.
Kinh nghiệm khi đi buôn hoa quả: Bảo quản trái cây thật tốt
Trái cây là loại thực phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những thay đổi của thời tiết. Để giảm thiểu tối đa tình trạng hư hỏng việc bạn cần làm lúc này là bảo quản trái cây thật tốt để chúng luôn được tươi ngon nhất.
Bạn có thể bảo quản hoa quả bằng cách phun sương hay sử dụng hệ thống làm mát (tủ lạnh, tủ mát…). Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý trong quá trình vận chuyển hàng hóa cần thật cẩn thận nhẹ nhàng để trán tình trạng dập nát, mất đi vẻ tươi ngon.
Kinh nghiệm khi đi buôn hoa quả: Tiếp thị phù hợp
Tiếp theo, bạn hãy quan tâm đến đối tượng sẽ là khách hàng của bạn và giới thiệu đến họ. Bạn nên phân loại xem, khách hàng của mình sẽ là cá nhân hay tập thể; nhà hàng hay cửa hàng tạp hóa; cơ sở chế biến hay các công công ty…
Điều quan trọng nhất là phải tìm ra loại khách hàng mục tiêu. Sau đó tạo một chiến dịch tiếp thị phù hợp để tiếp cận họ.
Chọn một cách độc đáo để bán hàng cũng có thể mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh. Ví dụ: bạn có thể cung cấp sản phẩm để giao trái cây tận nơi tại địa phương. Hoặc, bạn có thể chịu trách nhiệm mua trái cây địa phương cho một nhà hàng mới từ trang trại đến bàn ăn. Hãy nghiên cứu thị trường để tìm hiểu xem có đủ nhu cầu cho ý tưởng của bạn hay không.
Kết hợp với kinh doanh online
Ngày nay, việc kinh doanh online rất phát triển. Bán hoa quả cũng vậy. Bên cạnh việc bán trực tiếp thì kinh nghiệm buôn bán hoa quả hiệu quả là bạn nên tận dụng tất cả các kênh bán hàng online như facebook, zalo, instagram… và các sàn thương mại điện tử khác như shopee,lazada, now, grabfood…Việc bán hàng trên các kênh này vô cùng đơn giản; không mất nhiều chi phí mà còn mang lợi nhuận cao.
Chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo
Đây là một trong những yếu tố giúp bạn có thể níu chân được khách hàng quay trở lại cửa hàng của mình. Hãy luôn nở nụ cười, thái độ thân thiện, tư vấn nhiệt tình để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải có một số kiến thức về hoa quả nhát định để có thể tư vấn những loại trái cây phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng.
Trên đây là những kinh nghiệm khi đi buôn hoa quả mà Vô Vàn Kiến Thức muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn kinh doanh hoa quả thành công.