Bơ được làm từ gì? Bơ thực vật hay động vật tốt hơn
Bơ được làm từ gì? Nguyên liệu làm bơ là thắc mắc của đông đảo mọi người, do bơ được sử dụng rất nhiều trong các món ăn. Bơ được cho vào các món ăn làm tăng hương vị thơm ngon cho món ăn
Mục lục
Bơ là gì?
Theo Wikipedia: Bơ (phiên âm từ tiếng Pháp beurre /bœʁ/)[1] là một chế phẩm từ sữa được làm bằng cách đánh sữa hoặc kem tươi hay đã được lên men. Vào cuối thế kỷ 19 khi sản phẩm này mới du nhập Việt Nam, tiếng Việt gọi nó là “mỡ sữa bò”.
Ứng dụng của bơ
Bơ được dùng để quết lên bánh mì, dùng làm gia vị, cũng như dùng trong nấu nướng. Tại Việt Nam có một đồ ăn vặt chế biến không thể thiếu bơ là bắp rang bơ. Ngoài ra, bơ còn được dùng làm nước xốt, rán, nướng.
Các món ăn cho thêm bơ thường có mùi thơm hấp dẫn kích thích vị giác.
Bơ được làm từ gì?
Bơ thông thường được làm từ sữa bò. Nhưng đôi khi bơ cũng có thể được làm từ sữa của các loài động vật có vú khác như: cừu, dê, trâu và yak. Các phụ gia sản xuất bơ bao gồm: muối ăn, chất tạo mùi, hay chất bảo quản.
Các loại bơ
Bơ được chia ra làm nhiều loại, trong đó có 3 loại phổ biến như: Bơ động vật, bơ thực vật và shortening
Bơ động vật là loại bơ phổ biến nhất
Bơ động vật (butter) là loại bơ được làm từ sữa động vật, hay sử dụng nhất là từ sữa bò. Bơ động vật có hàm lượng cholesterol và chất béo rất cao, ngoài ra trong bơ còn có thành phần khác như vitamin A, vitamin D, vitamin E. Ở Việt Nam, bơ động vật được chia thành hai loại: bơ mặn và bơ nhạt.
Bơ mặn là loại bơ được bổ sung thêm muối để tạo độ mặn cho bơ. Bơ mặn thường được dùng nhiều để ăn với thịt bò và bánh mì.
Bơ nhạt là loại bơ không chứa muối, có hương thơm nhẹ và vị ngọt. Bơ nhạt có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, D, canxi, protein, nhiều men vi sinh, độ béo tương đối cao. Bơ nhạt được xem là tốt cho sự phát triển của xương, hệ tiêu hóa để cơ thể khỏe mạnh hơn, thành phần chất béo và giúp tăng hương vị và hấp dẫn cho nhiều loại bánh. Bơ nhạt thông thường phù hợp với những công thức làm bánh cần bơ. Đồng thời cũng được sử dụng ăn kèm bánh mì và một số loại bánh khác. Bơ nhạt chỉ nên dùng trong 2 tuần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc sử dụng 6 tháng trên ngăn đông.
Bơ thực vật được làm từ gì?
Margarine hay bơ thực vật là một chất thay thế bơ thường được làm bằng cách kết hợp nước và dầu thực vật. Các loại dầu thực vật hay được sử dụng là đậu nành, ngô, cọ, cải dầu hoặc dầu ô liu. Các thành phần như chất tạo màu, muối và hương liệu tự nhiên (nhân tạo) đôi khi cũng được thêm vào.
Do đó, hầu hết các loại bơ thực vật hoàn toàn không chứa các sản phẩm động vật. Đồng thời bơ thực vật thường có hàm lượng chất béo thấp.
Bơ thực vật không chứa Cholesterol Do đó bơ thực vật trở thành một loại thực phẩm thay thế phù hợp cho bơ. Đặc biệt phù hợp với chế độ ăn kiêng.
Shortening
Shortening có thành phần là sự kết hợp giữa mỡ heo với dầu thực vật. Do đó shortening có lượng chất béo là 100%, có màu trắng đục và hoàn toàn không có nước. Shortening không bị chảy ở nhiệt độ phòng như các loại bơ khác.
Shortening là nguyên liệu phổ biến trong quá trình làm bánh. Shortening để tạo độ xốp và mềm cho bánh. Các loại bánh có thể sử dụng Shortening là Pie, Cookies, kem bánh quy,… Trong các loại bánh này, Shortening không mang lại hương vị của bánh. Shortening chỉ đóng vai trò giữ ẩm và tăng độ béo cho bánh. Ngoài ra, Shortening còn có thể được dùng để chiên xào, nấu nướng thay cho dầu ăn
Bảo quản bơ
Bơ thường được bảo quản trong tủ lạnh. Khi để trong tủ lạnh, bơ đóng cứng. Khi bỏ bơ trong nhiệt độ phòng bơ sẽ mềm ra.
Bơ chảy lỏng tại nhiệt độ 32–35 °C (90–95 °F). Tỷ trọng của bơ là 911 kg/m³[3]. Bơ thường có nhiều màu sắc từ gần trắng đến màu vàng nhạt rồi màu vàng thẫm. Màu sắc của bơ phụ thuộc vào chế độ ăn của động vật cho sữa. Trong công nghiệp, màu của bơ căn cứ vào phẩm màu thực phẩm, là chất điều màu hay carotene.