Bảo quản đồ ăn khi không có tủ lạnh
Nếu một ngày chiếc tủ lạnh nhà bạn bị hỏng, bạn không tìm được thợ sửa chữa ngay tức thì. Bạn không có điều kiện mua sắm tủ lạnh. Bạn sẽ làm cách nào bảo quản đồ ăn khi không có tủ lạnh?
Tủ lạnh là một phát minh vĩ đại trong việc bảo quản đồ ăn. Nhờ có chiếc tủ lạnh mà chúng ta có thể dễ dàng dự trữ đồ ăn trong một tuần. Nó càng trở nên quan trọng trong giai đoạn dịch bệnh Covid đang có những diễn biến phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải ở nhà nhiều hơn.
Vô Vàn Kiến Thức sẽ chia sẻ cho bạn những cách bảo quản đồ ăn khi không có tủ lạnh cực kỳ hữu ích ngay sau đây:
Mục lục
1. Bảo quản thức ăn đã nấu chín
– Đồ ăn đã nấu chín cần được cho vào nồi nhôm hoặc nồi inox sạch để nguội rồi đậy kín vung. Sau đó, đặt vào trong một chậu nước lạnh to sao cho bề mặt nước cách miệng nồi khoảng từ 7-10cm để tránh nước tràn vào miệng.
-Nếu muốn giữ lại cơm còn thừa cho bữa sau, bạn nên tránh để dính thức ăn vào và đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát, đậy nồi cơm bằng rổ thưa.
2. Bảo quản các loại thực phẩm tươi sống khi không có tủ lạnh
– Ướp muối thực phẩm là một cách bảo quản đồ ăn khi không có tủ lạnh
Ướp muối là một phương pháp truyền thống giúp bảo quản đồ ăn mà vẫn giúp chúng tươi ngon. Muối có đặc tính kháng khuẩn cao nên trở thành nguyên liệu hữu ích để bảo quản quản thực phẩm. Đa số các vi sinh vật không thể chịu được nồng độ muối quá 10% nên chúng ta chỉ cần ướp thức ăn với muối có nồng độ trên 10% sẽ gây ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây ôi thiu thực phẩm.
Bạn cần xát hỗn hợp muối và đường xung quanh thức ăn, sau đó cho vào hộp đựng và bảo quản ở nhiệt độ ổn định, mát mẻ. Tương tự, có thể thay muối hạt bằng dung dịch nước muối, tuy nhiên cần phải thường xuyên thay dung dịch mới. Trước khi dùng để chế biến món ăn, phải lấy thức ăn ra cho chảy hết nước muối dư và hạ xuống mức có thể ăn được.
– Làm khô hoặc phơi nắng
Ngoài ướp muối thì làm khô hoặc phơi nắng cũng là một trong những cách bảo quản đồ ăn khi không có tủ lạnh. Cách này áp dụng với tất cả thực phẩm từ thịt cá, hoa quả, rau củ… Sấy khô hoặc phơi nắng sẽ làm giảm bớt lượng nước có trong thực phẩm. Giúp hạn chế hoạt động của các loại vi sinh vật. Phương pháp này cũng cô đặc hương vị và chất dinh dưỡng có trong đồ ăn.
Lưu ý không nên sử dụng máy sấy ở nhiệt độ quá cao và đột ngột vì sẽ dễ gây cháy mặt ngoài. Thay vào đó là làm khô từ từ để thực phẩm rút dần nước.
Sau khi đồ ăn đã được làm khô cần để nguội và bọc kín. Tránh để đồ ăn tiếp xúc với không khí để bảo quản được lâu hơn. Nếu có thể hãy hút chân không thực phẩm.
– Ngâm thực phẩm trong nước
Có thể bảo quản các loại rau củ trồng trong đất cát bằng cách đặt chúng vào xô nước. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ đầy nước vào một cái lon hoặc hộp thiếc. Tiếp đó cho vào các loại thực phẩm có thể ở lâu trong nước như nấm, đậu Hà Lan, cà rốt, cà chua, đậu hũ…
– Muối chua là phương pháp bảo quản đồ ăn khi không có tủ lạnh rất phổ biến
Ở tại môi trường mối chua các vi sinh vật không thể sống được. Thực phẩm sẽ được “làm chín” bằng cách lên men nhờ các thành phần tạo men. Hoặc từ những gia vị bảo quản như: dầu ăn, muối, đường, giấm… Cách này vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn, bảo quản được thực phẩm và làm tăng mùi vị cho món ăn. Cách làm này không hạn chế đối với bất kỳ loại rau nào. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là các món như: dưa muối, cà muối, bắp cải muối…
– Hun khói
Hun khói là cách bảo quản đồ ăn phổ biến ở các nước Châu Âu. Là sự kết hợp giữa sấy khô và thẩm thấu các hợp chất trong khói gỗ vào đồ ăn. Cách làm này vừa bảo quản vừa làm tăng thêm hương vị đậm đà, thơm ngon cho đồ ăn. Đồng thời giữ được hương vị, chất dinh dưỡng một cách tối đa, trọn vẹn nhất. Cách bảo quản này có thể áp dụng với: chân giò, ba chỉ lợn, bắp bò, lườn ngỗng, xúc xích…
– Cuối cùng là lên men cũng là một cách bảo quản đồ ăn khi không có tủ lạnh
Lên men có thể kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Một số sản phẩm lên men có thể sử dụng trong khoảng 1 – 2 tháng. Cách để lên men thực phẩm khá đơn giản và rẻ tiền vì trang thiết bị không quá cầu kỳ. Phương pháp này cơ bản là cho thực phẩm vào hộp. Tuy nhiên bạn phải chú ý không được kín khí. Do lên men cần sự trợ giúp từ các vi khuẩn tốt bên ngoài để đẩy lùi các loại vi khuẩn có hại trong thực phẩm. Kim chi của Hàn Quốc là loại thực phẩm lên men nổi tiếng thế giới. Ngoài ra bạn có thể lên men nhiều loại thực phẩm khác như sữa (sữa chua), cá, thịt, rau củ…
Hy vọng Vô Vàn Kiến Thức sẽ giúp cho bạn bảo quản đồ ăn khi không có tủ lạnh. Đặc biệt là trong tình hình Covid 19 kéo dài như hiện nay!