
11 Mẹo chữa căng sữa khi cai sữa cho con
Mẹo chữa căng sữa khi cai sữa là vấn đề quan tâm của rất nhiều bà mẹ khi cai sữa cho con. Mẹ bị căng sữa khi cai sữa cho con xảy ra rất phổ biến ở nhiều mẹ sau sinh. Có rất nhiều bà mẹ cảm thấy khó chịu trong quá trình cai sữa cho bé vì bị đau nhức, tức ngực do bị ứ sữa. Để tình trạng này không xảy ra, hãy để Vô Vàn Kiến Thức chỉ cho bạn 11 mẹo chữa căng sữa khi cai sữa để giảm bớt đau đớn.
Mục lục
Nguyên nhân mẹ bị căng sữa khi cai sữa cho bé
Sữa mẹ được sản xuất liên tục dựa trên nhu cầu bú của con. Vì thế, hiện tượng căng sữa sau khi cai sữa cho bé xảy ra do cơ thể người mẹ không thể ngay lập tức ngừng sản xuất sữa, mà cần phải có thời gian quen dần. Đây là hiện tượng thường gặp ở những phụ nữ lần đầu làm mẹ.
Lúc này, ngoài biểu hiện bầu ngực căng sữa ra thì ngực của người mẹ còn có thể gặp những hiện tượng khác như: ngứa và sưng, đau tức ngực, hai ngực bị căng khó chịu do mô tuyến sữa bị phù nề. Một số trường hợp, tình trạng sữa bị ứ đọng nhiều dẫn đến tắc ống dẫn sữa. Nó khiến vùng ngực của mẹ bị đau đớn vì bầu vú bị sưng tấy, viêm tia sữa, nặng hơn có thể bị áp-xe vú. Đôi khi còn xuất hiện cảm giác mệt mỏi và bị sốt cao.
Khi bị căng sữa sẽ khiến các bà mẹ vô cùng khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống và việc chăm sóc con.

11 mẹo chữa căng sữa khi cai sữa cho con
1. Chườm ấm
Dùng khăn sạch hoặc vải mềm ngâm nước ấm sau đó vắt khô đặt lên ngực trong khoảng vài phút. Khi chườm như vậy, nhiệt độ tỏa ra từ khăn ấm sẽ giúp làm mềm vú, hạn chế lưu lượng máu đến núm vú, từ đó giúp giảm sản xuất sữa.
2. Chườm lạnh
Ngoài chườm ấm thì chị em cũng có thể thực hiện chườm lạnh vào vùng ngực để làm giảm tình trạng căng sữa và bớt đau, giúp mẹ dễ chịu hơn. Cách thực hiện tương tự như chườm ấm. Các mẹ chỉ cần dùng khăn sạch ngâm vào nước mát, sau đó vắt khô và chườm lên ngực.
3. Massage giúp hết căng sữa khi cai sữa
Massage ngực bằng tay cũng là cách làm hết căng sữa khi cai sữa cho con. Mẹ nên bắt đầu massage ngay sau khi mẹ sờ thấy hai bầu vú nổi cục. Đây là dấu hiệu cho thấy tuyến sữa đã bị tắc. Thời gian massge nhanh chậm phụ thuộc vào từng vùng nổi cục. Bởi mục đích của việc này là làm tan sự tắc nghẽn tia sữa bằng các động tác massage.
4. Vắt hay hút sữa
Vì nguyên nhân của việc căng sữa là do lượng sữa vẫn còn trong bầu ngực nên mẹ có thể dùng tay hay máy để vắt bớt sữa. Mẹ có thể sử dụng máy hút sữa hoặc tự vắt bằng tay đều được. Tuy nhiên, chỉ hút sữa khi ngực căng tức và hút ở mức độ vừa phải. Không nên hút kiệt sữa vì như vậy cơ thể sẽ hiểu là bé đã bú hết và kích thích tuyến sữa càng tiết ra sữa nhiều hơn. Đây cũng là mẹo chữa căng sữa khi cai sữa.
5. Tắm dưới vòi sen với nước ấm
Tắm dưới vòi hoa sen với nước ấm phun trực tiếp lên bầu ngực đặc biệt là đầu vú theo chiều từ trên xuống sẽ giảm tình trạng căng tức ngực. Đồng thời làm cho các u sữa cũng mềm ra làm ngực mẹ bớt đau hơn. Khi tắm vòi sen, mẹ hãy dùng tay xoa bóp ngực để sữa thừa chảy ra theo dòng nước. Cách này sẽ giúp mẹ bớt đau và căng sữa nhanh chóng.
6. Mẹo chữa căng sữa khi cai sữa là ăn thực phẩm làm tiêu và mất sữa
Một trong những mẹo chữa căng sữa khi cai sữa là ăn những thực phẩm làm tiêu sữa. Những món ăn như lá lốt, lá bạc hà, bắp cải, măng tươi, lá dâu… đều có tác dụng làm mất sữa rất nhanh. Do đó, nếu mẹ đang bị căng sữa sau khi cai, hãy đưa những nguyên liệu này vào thực đơn hàng ngày để giúp làm tiêu sữa nhanh, giảm tình trạng căng sữa.
7. Đắp lá bắp cải lên ngực cũng là mẹo chữa căng sữa khi cai sữa
Đắp lá bắp cải lên ngực là một trong những mẹo chữa căng sữa khi cai sữa. Do lá bắp cải chứa lượng phytoestrogen lớn nên có thể làm giảm sưng các mô, giúp làm mạch máu co lại, lưu lượng máu giảm xuống. Từ đó giúp vùng ngực của mẹ giảm tình trạng đau nhức. Đắp lá bắp cải thường xuyên cũng sẽ làm giảm lượng sữa.
Mẹ có thể cải thiện tình trạng sưng đau ngực do căng sữa bằng cách đắp lá bắp cải lên ngực. Cách làm rất đơn giản như sau: mẹ rửa sạch 2 lá bắp cải rồi cho vào tủ lạnh khoảng 20 đến 30 phút sau đó lấy bớt gân lá, đắp xung quanh và ôm sát bầu vú, tránh vùng núm vú. Mỗi chiếc lá có thể để được trong vòng 24 – 48 tiếng. Có thể mặc áo ngực để khỏi phải dùng tay giữ lá.
8. Nên cai sữa từ từ bằng cách giảm cữ sữa của bé
Tình trạng mẹ bị căng sữa khi cai sữa cho con chủ yếu là do mẹ cai sữa quá quá đột ngột. Chính vì thế, nếu muốn giảm bớt tình trạng này thì mẹ nên thực hiện chậm và từ từ để cơ thể của mẹ và bé đều có thời gian thích nghi.
9. Dùng thuốc tiêu sữa
Nếu quá đau ngực, mẹ nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc thuốc tiêu sữa. Hiện có 3 loại thuốc làm mất sữa chính là bromocriptin, cabergolin và quinagolid. Các loại thuốc này đều kháng dopamin, ức chế tiết hormone prolactin làm tuyến sữa ngừng tiết sữa. Đây là sản phẩm thường được dùng cho các bà mẹ sau sinh muốn cai sữa cho con. Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý mua mà cần hỏi ý kiến và tư vấn của bác sĩ. Dùng thuốc tiêu sữa là một mẹo chữa căng sữa được ưa chuộng bởi tính tiện ích của nó.
10. Ngủ đủ giấc hay tâm sự cùng người thân
Tuy không phải là cách trực tiếp giảm căng sữa nhưng sẽ giúp ích rất nhiều cho tinh thần đang khó chịu của chị em. Vì thế hãy cố gắng ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và thư giãn vào mỗi buổi tối. Một giấc ngủ đủ và ngon cũng là một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng căng sữa mẹ khi cai sữa cho con.
11. Trò chuyện cùng người thân
Hãy thường xuyên trò chuyện, tâm sự với chồng, mẹ hoặc chị/em trong gia đình. Đừng ngại, bởi đó là một liệu pháp đơn giản giúp cải thiện tâm trạng, nâng cao tinh thần của mẹ.
Những điều không nên làm khi bị căng sữa.
Những điều cần tránh khi áp dụng mẹo chữa căng sữa khi cai sữa
Bên cạnh việc áp dụng những mẹo chữa căng sữa khi cai sữa. Mẹ cần tránh làm những việc sau đây:
• Không chườm nóng bầu ngực, vì có thể kích thích tiết ra sữa nhiều hơn hoặc bị bỏng. Tuy nhiên, có thể ngâm mình trong bồn nước tắm ấm. Điều này không làm mẹ tiết ra sữa mà sẽ giúp mẹ được thư giãn và giải tỏa căng thẳng.
• Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng ngực, không mặc những chiếc áo bó chặt.
• Không xem nhẹ bất kỳ một bất thường nào nơi bầu ngực. Nếu thấy ngực bị sưng đỏ, có mùi lạ, đau ngực quá mức, sốt… thì cần phải nhanh chóng đến bác sĩ để thăm khám, đề phòng trường hợp bị viêm tuyến vú hoặc bệnh nào đó.
Những chú ý thi áp dụng mẹo chữa căng sữa khi cai sữa
• Mức độ căng sữa và sản xuất sữa sẽ giảm dần khi nhu cần sản xuất ít đi.
• Mẹ cai sữa cho bé bị căng sữa là tình trạng thường gặp và đa phần sẽ tự hết sau một thời gian.
• Tình trạng căng đau vùng ngực chỉ kéo dài lâu nhất là một tuần, sau đó, lượng sữa tiết ra sẽ giảm dần.
• Phần lớn, tình trạng căng sữa khi cai sữa cho bé cơ bản là không có gì nghiêm trọng. Chỉ có một số ít trường hợp cần phải nhờ đến sự trợ giúp từ y tế.
Như vậy, để giúp giảm bớt tình trạng trên, mẹ có thể áp dụng những mẹo chữa căng sữa khi cai sữa hoặc dùng thuốc tiêu sữa. Tuy nhiên, trong những trường hợp cơn đau kéo dài, kèm theo những triệu chứng lạ khác mẹ vẫn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Hy vọng mẹ thấy những kiến thức về mẹo chữa căng sữa khi cai sữa trên đây của Vô Vàn Kiến Thức là hữu ích!